Tin cho biết nhiều cầu thủ bối rối trước chiến thuật và phương pháp huấn luyện hiện có. Spalletti thấy mình không có người lãnh đạo đáng tin tưởng và đó là một vấn đề đối với ông khi các cầu thủ chia thành các nhóm nhỏ và phe phái được hình thành trong phòng thay đồ. Một số cầu thủ cáo buộc Spalletti thiếu sự chuẩn bị và cho rằng lối chơi không có cường độ cao. Một số cầu thủ khác không hài lòng với việc triệu tập Nicolo Fagioli, người bị coi là ‘kẻ chỉ điểm’ vì đã khai ra Sandro Tonali trong vụ án cá cược năm ngoái. Số khác bị sốc trước những thay đổi chiến thuật được thực hiện hai giờ trước trận đấu với Croatia. Số còn lại bất mãn vì không được đưa vào đội hình chính.
Tóm lại, với mớ hỗn độn đó, Italy chơi tốt mới lạ.
“Bùng nổ” bàn phản lưới nhà tại Euro 2024
Euro 2024 cho đến nay vẫn là một giải đấu thú vị với rất nhiều bàn thắng được ghi ở vòng bảng – và cuộc đua giành Chiếc giày vàng vẫn còn rộng mở, khi mà không có cầu thủ nào ghi được nhiều hơn hai bàn thắng.
Rất nhiều đội đã dàn trải các bàn thắng trong ba trận mở màn của họ, chẳng hạn như Tây Ban Nha có bốn cầu thủ ghi bàn khác nhau và Đức đã có sáu cầu thủ đã điền tên trên bảng tỷ số. Nhưng chỉ số đáng chú ý hơn là con số bàn phản lưới nhà. Nếu ở 16 kỳ Euro trước, chỉ có tổng cộng 20 bàn phản lưới nhà được ghi, 11 bàn trong số đó đến ở Euro tổ chức năm 2021. Nhưng tính đến nay, đã có 8 bàn phản lưới nhà tại Euro 2024.
Điều đáng ngạc nhiên là không có bàn phản lưới nhà nào được ghi trong suốt hai thập kỷ kể từ năm 1976 đến năm 1996. Glen Johnson là cầu thủ Anh duy nhất phản lưới nhà, vào năm 2012 trước Thụy Điển, trong khi bàn phản lưới nhà duy nhất mà Tam sư được hưởng lợi đến từ Simon Kjaer của Đan Mạch ở bán kết Euro 2020 .
UEFA phạt hơn 1 triệu euro liên quan đến trận tự tại Euro 2024
Tổng số tiền phạt mà UEFA ban hành đến nay là 1.270.000 euro đối với những hành vi gây rối hoặc đốt pháo sáng trên khán đài. Nước Anh bị buộc tội tương đối ít, chỉ 12.500 euro vì gây rối trong khi hát quốc ca và ném đồ vật. Ở chiều ngược lại, Croatia đã bị phạt tổng cộng 220.875 euro, trong đó có hơn 119.000 euro vì tội ném pháo hoa xuống sân.
Các đội đã bị phạt trong suốt giải đấu vì nhiều lý do, bao gồm ném đồ vật, đốt pháo hoa, xâm chiếm sân, hành vi không đúng mực của đội, gây rối đám đông và truyền tải thông điệp không công bằng cho một sự kiện thể thao.
Anh là một trong hai quốc gia bị cơ quan quản lý phạt vì gây rối trong lúc cử hành quốc ca, quốc gia còn lại là Ukraine bị phạt vì sử dụng tia laser chiếu vào mặt cầu thủ. Chỉ có hai quốc gia có mặt tại Euro 2024 là Pháp và Slovakia không bị cơ quan quản lý phạt tiền từ vòng bảng vì hành vi của người hâm mộ. Những người bị phạt nhiều nhất đến từ các quốc gia Balkan, nơi có tổng số tiền phạt cao nhất ở Croatia, Albania được phạt 171.375 euro và Serbia là 166.625 euro.
Với tư cách là nước chủ nhà, Đức cũng không thoát khi phải trả 15.000 euro cho việc “bảo vệ khu vực thi đấu”. Nguyên nhân là trong trận đấu giữa Thổ Nhĩ Kỳ và Georgia, ẩu đả nổ ra trên khán đài sân vận động ở Dortmund giữa hai nhóm cổ động viên.
Long Khang.
Nguồn: Báo Sài Gòn Giải Phóng.
Leave a Reply